Ngành Quản Lý Nhà Nước

Thứ sáu, 10/06/2022, 10:02 (GMT+7)

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Ngành Quản lý nhà nước (Mã ngành: 7310205)

1. Giới thiệu chung      

          Quản lý là một chức năng cơ bản của Nhà nước. Thông qua hoạt động quản lý nhà nước, Nhà nước có thể tổ chức và quản lý xã hội theo mục tiêu mà Nhà nước mong muốn trên cơ sở những định hướng của Đảng cầm quyền. Hoạt động quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Chính vì vậy, nghiên cứu và học tập ngành Quản lý nhà nước sẽ giúp cho người học có thể thực hiện tốt vai trò của mình khi làm việc tại các cơ quan nhà nước nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung.

          Ngành Quản lý nhà nước sẽ cung cấp cho người học những kiến thức sâu rộng về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; những kiến thức về các mô hình quản lý hành chính nhà nước; cấu tạo và hoạt động của nền hành chính nhà nước; quy trình làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước … Từ đó giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào quá trình thực thi công vụ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý nhà nước tại các địa phương.

2. Nội dung kiến thức của ngành quản lý nhà nước

2.1. Kiến thức cơ bản

          Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Pháp luật đại cương).

          Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn (Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lịch sử văn minh thế giới, Tổ chức sự kiện).

Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

2.2. Kiến thức đại cương

          Kiến thức về khoa học quản lý

          Kiến thức về khoa học pháp lý

          Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

          Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính

2.3. Kiến thức chuyên ngành

          Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công

          Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước

          Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công

          Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, tài chính công

          Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc,…

2.4. Kiến thức nghiệp vụ

          Kiến thức về tin học văn phòng

          Kiến thức về tiếng anh chuyên ngành

          Kiến thức về nghiệp vụ hành chính

3. Các kỹ năng bổ trợ trong quá trình học

3.1. Kỹ năng cứng

          Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự.

          Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính.

          Tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách.      Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan.

          Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

          Giải quyết các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cơ bản như tư pháp, xây dựng, đất đai, chứng thực….

          Phân tích chính sách, hoạch định các chính sách công trong các ngành và lĩnh vực cụ thể.

          Có khả năng nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.

3.2. Kỹ năng mềm

          – Phân tích vấn đề: Khả năng khảo sát, phân tích vấn đề về quản lý hành chính. Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc quản lý nhà nước

          – Giải quyết vấn đề: Khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra đối với quản lý hành chính nhà nước.

          – Làm việc theo nhóm: Kỹ năng theo nhóm gồm khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên.

          – Lập kế hoạch, quản lý thời gian: Lập được các kế hoạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hành chính nhà nước. Quản lý thời gian có hiệu qủa.

          – Giao tiếp: Lắng nghe, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng.

          – Tự học, tự đào tạo: có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.

          – Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint); các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.

          – Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành quản lý nhà nước

          – Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư.

          – Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.

          – Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục.

 

Bài viết liên quan